Mách mẹ những lỗi thường gặp khi chữa ho cho trẻ lúc giao mùa

Lâu nay, chị Nguyễn Thị H., 35 tuổi, luôn nghĩ rằng, con ốm, ho thì không nên cho bé tắm, gội vì sợ bé bị cảm lạnh, bệnh tình sẽ nặng hơn. Chị nhớ, có đợt con trai chị nhịn tắm gần một tuần. Nhiều lần chồng góp ý, muốn vợ vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng chị không nghe.

Chị Nguyễn Thu H. có con gái 7 tuổi, bé thường xuyên ho khi thời tiết chuyển mùa. Chị H. ra hiệu thuốc miêu tả về triệu chứng bệnh của con thì được kê thuốc kháng sinh cho uống. Mọi lần, bé thường khỏi bệnh sau 2 ngày sử dụng, chị cũng ngừng cho bé uống thuốc dù trong đơn kê uống 5 ngày.

Ảnh minh họa

Vừa rồi, con gái ho, chị H. sử dụng lại đơn thuốc cũ ngày trước chưa dùng hết. Tuy nhiên, uống 3 ngày liên tiếp nhưng chị không thấy bệnh tình con thuyên giảm. Trong thời gian con ho, sốt, chị cũng kiêng tắm, gội cho bé. Nghe theo lời bà nội, chị H. không cho bé ăn tôm vì nghĩ sẽ khiến chứng ho nặng hơn.

Lý giải về những quan niệm trên, theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội), việc cha mẹ cho rằng, khi con ốm cần kiêng tắm vì cho rằng bệnh có thể nặng hơn chỉ đúng trong trường hợp trẻ tắm trong phòng không kín, nhiệt độ thấp hay ngâm mình cho trẻ quá lâu.

Trẻ nhỏ thường xuyên nghịch ngợm nên cần được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào chết và chất bẩn. Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho có thể làm cho bé cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh dễ bị viêm da.

Khi con bị ho, bố mẹ vẫn nên tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng ấm áp, thời gian tắm từ 5-10 phút và lau khô người cho bé.

Bác sĩ Thúy cho biết, ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì không phải nguyên nhân.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên chú ý tới dinh dưỡng bởi trẻ biếng ăn có thể khiến đề kháng suy giảm. Chính vì vậy, thời điểm này, cha mẹ cần đảm bảo năng lượng cho trẻ, cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng.

Giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng kém. Ho, cảm cúm, ngạt mũi... là những triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc.

Bên cạnh là triệu chứng của một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, trong một số trường hợp, ho chỉ là phản ứng kích ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường. Ho sẽ có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác. Phụ huynh chú ý giữ gìn vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp trẻ ho, cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để giảm triệu chứng.

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline:094 240 8866.

Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc

Virut có sức đề kháng với nhiệt độ cơ thể và tác động hóa học. Virut bị phá hủy ở nhiệt độ trên 560C trong 30 phút; điểm bất hoạt nhiệt (TIP) là 400C. Virut cũng bị bất hoạt trong môi trường axit với pH 1-3 (ổn định trong môi trường kiềm pH 7-9).

Virut rất không ổn định và không sống được trong môi trường tự nhiên; nhạy cảm với ánh sáng cực tím và phóng xạ gamma.

Vật chủ chính

Lợn và lây nhiễm qua muỗi. Các ổ chứa tự nhiên cho virut VNNB là các loài chim (chim diệc).

Động vật khác có thể nhiễm virut VNNB mà có thể không góp phần lan truyền bao gồm: bò, cừu, dê, chó, mèo, gà, vịt, thú hoang dã, các loài bò sát và lưỡng cư.

Phương thức lây truyền: Lây truyền từ động vật (chủ yếu là lợn và chim) sang người qua muỗi đốt (muỗi Culex, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus).

Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.Virut viêm não Nhật Bản truyền từ lợn và chim sang người qua muỗi đốt.

Triệu chứng: Sốt cao, nôn, rối loạn vận động (gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, co giật), tăng tiết đờm rãi, nói khó, ngủ gà gật, mất trí nhớ, lơ mơ, li bì, hôn mê. Có thể không có triệu chứng.

Biến chứng: Để lại di chứng liệt cứng, di chứng thần kinh (không nói được, rối loạn tính cách, thiểu năng trí tuệ...), tử vong.

Đường truyền: Lây truyền chủ yếu vào mùa hè/đầu mùa thu liên quan đến di chuyển của các loài chim từ phương Bắc, các loài chim cũng mang và gây bùng phát virut, muỗi gây nhiễm virut sang lợn. Do đó, dịch bệnh có thể gặp cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu ở các vùng phía Bắc hoặc bệnh dịch quanh năm của vùng nhiệt đới phía Nam.

Có chu kỳ liên tục giữa các loài chim, lợn và muỗi - vectơ truyền bệnh: Chủ yếu là muỗi Tritaeniorhynchus Culex sống ở các vùng ngập nước (ao cá, ruộng lúa, mương) và hoạt động nhiều nhất vào giờ hoàng hôn,

Phòng bệnh không đặc hiệu

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng trại gia súc, lợn sạch sẽ để hạn chế muỗi, nên để chuồng trại xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc để phòng muỗi đốt.

Phòng bệnh đặc hiệu

Tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:

Tiêm chủng 3 liều vắc-xin cơ bản:

Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

Mũi 3 sau mũi 2 một năm.

Vắc-xin VNNB được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên của Chương trình TCMR từ năm 2015. Các bà mẹ cần đưa con đến các điểm tiêm chủng của trạm y tế xã vào ngày tiêm chủng thường xuyên khi trẻ đến tuổi tiêm chủng vắc-xin VNNB để trẻ được phòng bệnh VNNB hiệu quả.

Chống chỉ định

Dị ứng nặng (sốc phản vệ) sau mũi tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc-xin; các bệnh nhiễm trùng đang tiến triển; phụ nữ mang thai; bệnh tim, thận hoặc gan; bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng; bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung; bệnh về não, bệnh động kinh không kiểm soát được và các bệnh về thần kinh khác; chức năng miễn dịch suy giảm hoặc đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng thông thường: Đau, sưng, nóng nhẹ tại chỗ tiêm.

Phản ứng nặng: Sốt cao, phát ban dị ứng, phù mạch thần kinh, viêm não tủy, sốc phản vệ.

Vũ Tùng

(theo tài liệu Dự án TCMR và sách Khuyến cáo sử dụng vắc-xin cho mọi lứa tuổi ở VN)

Nếu sinh mổ, muốn có thai lần nữa bạn đừng để như thai phụ này

Qua thăm khám và siêu âm nhận định đây là ca khó và phức tạp bởi trước đó người bệnh đã mổ đẻ 2 lần. Đây là lần thứ 3 người bệnh mang thai nhưng không biết. Điều đáng chú ý là người bệnh chửa tại vết mổ đẻ cũ, túi ối đã lồi về phía bàng quang khiến vết mổ bị phình to làm mỏng cơ tử cung.

Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định người bệnh được can thiệp bằng phương pháp hút thai và chèn bóng vào buồng tử cung tại vị trí vết mổ để cầm máu.

Theo BSCKI. Đặng Ngọc Dương - Phó trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện, đối với trường hợp người bệnh H. nếu không được can thiệp kịp thời thì khi thai phát triển lớn hơn lan sang bàng quang gây tổn thương bàng quang, mặt khác khi thai phát triển lớn làm vết mổ phình to khiến cơ tử cung mỏng nguy cơ vỡ tử cung, băng huyết, không thể cầm máu và người bệnh sẽ phải cắt tử cung. Và nguyên hiểm nhất có thể gây tử vong.

Khám và kiểm tra thai sản thường xuyên để tránh các nguy cơ có thể xảy ra

Thai bám trên vết mổ cũ là một dạng thai ngoài tử cung do thai phát triển tại vết sẹo trên cơ tử cung ở lần mổ thai trước đó. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và nhiều biến chứng có nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm tình trạng phụ nữ mất khả năng sinh sản do cắt tử cung và giảm nguy cơ tử vong ở sản phụ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu có vết mổ đẻ cũ khi có thai cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai nhằm loại bỏ trường hợp chửa tại vết mổ đẻ cũ vì rất nguy hiểm. Đặc biệt với những trường hợp đi khám thai nếu phát hiện có túi ối ở vị trí bất thường thì cần phải siêu âm bằng doppler và phải hội chẩn với những người có kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ rủi ro cho người bệnh.

Tiểu Nhị

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Lê Bình(Lạng Sơn)

Sỏi mật là trong lòng ống mật có những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật ở vị trí trong gan hoặc ngoài gan, ở túi mật. Tùy thuộc vào vị trí sỏi có những biểu hiện khác nhau như: Sỏi đường mật trong gan: Triệu chứng chính là xuất hiện cơn đau bụng gan, đau vùng hạ sườn phải lan ra vai phải hoặc xương bả vai. Đôi khi xuất hiện đau cả vùng thượng vị (trên rốn) làm cho lầm tưởng cơn đau của dạ dày. Nếu sỏi ống mật chủ thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình tuần tự xuất hiện: Đau bụng. Đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra lưng, bả vai và cả thượng vị. Sau đau thường có sốt, xuất hiện sốt nóng và rét run. Tiếp đến là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu (có khi phân trắng như phân cò). Nếu sỏi ngã ba đường dẫn mật cũng thường gây nên cơn đau bụng dữ dội và cũng có thể gây tắc mật làm vàng da, vàng mắt, phân bạc màu. Nếu sỏi túi mật và cổ túi mật bệnh nhân thường đau bụng dữ dội vùng dưới sườn phải.

Bệnh nhân sỏi mật cần kiêng ăn các loại mỡ động vật.

Tùy từng thể bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân bị sỏi mật cần kiêng ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn... uống các loại nước thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như nước khoáng, nước nhân trần, actiso.

Phòng bệnh sỏi mật cần thực hiện khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh là nguyên nhân gây sỏi mật như bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật, rối loạn lipid máu; kiểm soát ăn uống chống thừa cân béo phì; tránh ăn chế độ ăn giàu calo; tránh dùng các thuốc oestrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước; định kỳ 6 tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.

BS. Nguyễn Tùng

Nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ

Nguyễn Thị Hải (Yên Bái)

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắt nghẽn (do quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, dị vật..) sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và nhiễm trùng, tạo thành ruột thừa viêm. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Những trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa có khả năng diễn đạt rõ ràng tình trạng đau của mình và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Đặc biệt, viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh và có thể vỡ dễ dàng.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải (còn gọi là hố chậu phải). Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu ở vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Tuy nhiên với trẻ em, điểm đau rất khó xác định vì trẻ đa phần gặp bác sĩ là sợ, kêu khóc, không miêu tả được là đau ở đâu, thậm chí khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô, lưỡi dơ biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ có sốt nhẹ, dao động 38-38,5 độ C nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.

Khi thấy con có những biểu hiện bệnh như trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

BS. Văn Bằng

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ:

Ở trẻ còn bú cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, cho trẻ uống thêm nước. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ. Ở trẻ ăn dặm ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ (rau xanh như rau giền, rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ; các quả chín như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…), uống đủ nước. Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.

tao-bon-o-tre-nho

Không nên để tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài, có thể gây suy dinh dưỡng

Điều trị táo bón cho trẻ

Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Đối với các nguyên nhân khác như do chế độ ăn uống chưa phù hợp, tâm lý, dùng thuốc, cha mẹ cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…

BS Thu Lan

Rửa mũi: Giảm tự nhiên các triệu chứng cảm lạnh & dị ứng

Bước 1: chuẩn bị dụng cụ

Để rửa mũi, bạn cần một bình chứa và nước muối. Bạn có thể mua bình chứa sẵn dung dịch, hoặc sử dụng một ống tiêm có bầu hoặc bình neti. Tất cả đều có sẵn tại các nhà thuốc.

Bước 2: pha dung dịch muối

Nếu bạn chọn một bình có sẵn dung dịch rửa, hãy bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua một loại bột để pha dung dịch muối và làm theo hướng dẫn trên nhãn hoặc tự làm. Bắt đầu với 1 - 2 cốc nước ấm. Thêm 1/4 - 1/2 thìa cà phê muối i-ốt và một chút soda làm bánh để làm mềm các tác động của muối. Sử dụng nước cất, vô trùng, hoặc đun sôi trước đó và làm mát để pha dung dịch muối .

Bước 3: tư thế rửa

Nếu bạn đang sử dụng một chai bóp được, bình neti, hoặc ống tiêm, nghiêng về phía trước trên bồn rửa, khoảng một góc 450. Nghiêng đầu để có một lỗ mũi chỉ xuống bồn rửa. Đừng nghiêng đầu ra sau.

Bước 4: đổ nước muối vào

Đặt vòi của bình neti hay đầu của một ống tiêm hay chai nhựa mềm vào bên trong mũi của bạn một chút. Đầu vào không được sâu hơn chiều rộng ngón tay. Giữ miệng mở, bóp ống tiêm hoặc chai, hoặc nghiêng bình để đổ nước vào lỗ mũi của bạn. Nhớ thở bằng miệng, không thở bằng mũi của bạn.

Bước 5: để nước chảy

Nước muối sẽ chạy qua đường mũi của bạn và thoát ra khỏi lỗ mũi khác của bạn và có thể miệng của bạn. Bạn nên nhổ nó ra và không nuốt nó. Nhưng nếu một số đi xuống cổ họng của bạn, nó sẽ không làm tổn thương bạn.

Bước 6: làm sạch mũi và lặp lại

Nhẹ nhàng xì mũi, làm sạch dịch còn đọng lại. Lặp lại quá trình này với lỗ mũi khác của bạn. Khi bạn thực hiện xong, hãy bỏ bất kỳ dịch còn dư nào và triệt để làm sạch các dụng cụ mà bạn sử dụng. Hãy để chúng khô không khí. Cất chúng trong một nơi sạch sẽ, khô ráo.

Làm gì nếu có cảm giác châm chích, nóng bỏng?

Hãy thử sử dụng dung dịch nước muối ít muối hơn, và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng nước ấm - nước không nóng hoặc lạnh. Hãy chắc chắn để nghiêng đầu sang một bên ở một góc 450, và không nghiêng đầu ra sau. Giữ miệng của bạn mở, do đó bạn không thở bằng mũi và “hít” các dung dịch muối.

Rửa mũi có tác động nhanh như thế nào?

Bạn có thể thấy kết quả chỉ sau một hoặc hai lần thực hiện. Những lợi ích phát triển nếu bạn tiếp tục làm. Một nghiên cứu cho thấy rằng rửa mũi trong thời gian dài giúp người ta cảm thấy kiểm soát được các triệu chứng xoang và thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Rửa mũi thường xuyên như thế nào?

Sử dụng dung dịch muối chỉ một lần một ngày có thể giúp làm lỏng chất nhầy, giảm chảy mũi xuống họng, và sạch vi khuẩn trong mũi. Nó cũng có thể rửa các chất gây dị ứng mà bạn đã hít phải. Sau khi triệu chứng đã hết, một số người thấy rửa ba lần một tuần là đủ để giữ họ mũi khỏi có triệu chứng.

Rửa mũi có đúng cho bạn không?

Rửa mũi có lợi cho người bị các triệu chứng xoang mãn tính, dị ứng mũi, viêm xoang cấp, cảm lạnh, và thậm chí các triệu chứng mũi do cảm cúm. Nó có thể giúp cho cả người lớn và trẻ em. Một số người sử dụng nó mỗi ngày để không có triệu chứng mũi. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nó, nếu bạn có một nhiễm trùng tai hoặc lỗ mũi đó là bị tắc và khó thở qua.

Các xoang bị tắc như thế nào?

Mũi có hai đường đi để lọc không khí. Trong các xương của hộp sọ là bốn cặp khoang chứa đầy không khí gọi là các xoang, thông với những đường này. Các đường và các xoang được lót bằng một lớp màng nhầy. Nếu nó bị viêm - ví dụ từ lạnh hay dị ứng - nó dày lên và làm tắc các xoang. Vi khuẩn có thể tích tụ lại dẫn đến nhiễm trùng xoang. Điều đó dẫn đến tình trạng viêm nhiều, sưng, nghẹt và đau nhiều hơn.

Vì sao rửa mũi tốt?

Trong các niêm mạc nhầy, các cấu trúc giống lông gọi là cilia chuyển vi khuẩn và các mảnh vụn khác đến họng, nơi chúng có thể được nuốt vô hại. Khi các niêm mạc sưng lên, cilia không thể làm công việc của nó. Với rửa mũi, bạn sử dụng các dung dịch nước muối để rửa các đường đi của mũi. Nước muối cũng khôi phục độ ẩm và làm bớt viêm niêm mạc mũi. Sưng giảm, làm cho dễ dàng để thở hơn.

Các cách để giảm các tác nhân gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng, việc tránh các tác nhân gây dị ứng trong thời gian dài phía trước sẽ giúp thở dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là tránh những việc như sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà và trong xe của bạn trong mùa nóng, làm giảm độ ẩm trong nhà, và luôn luôn bật quạt hút khi tắm và nấu ăn. Hút bụi thường xuyên và sử dụng tấm bảo vệ nệm và bao gối chăn cũng có thể có ích.

Gặp bác sĩ của bạn

Một nghiên cứu cho thấy rằng những người có các vấn đề về xoang mãn tính, sử dụng rửa mũi có thể sử dụng thuốc ít hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì phù hợp với bạn. Và nếu bạn đang dùng thuốc bây giờ, không dừng lại mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Theo web MD

TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)